Biết được kích thước tiêu chuẩn bu lông lục giác chìm sẽ giúp công việc được diễn ra thuận lợi hơn, đặc biệt là với những công nhân trong ngành công nghiệp nặng. Vậy thì bu lông lục giác chìm là gì? Kích thước tiêu chuẩn của nó được tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết dưới trong bài viết bổ ích ngay sau đây của chúng tôi nhé!
Bu lông lục giác chìm còn có tên gọi khác là bu lông lục giác đầu chìm. Đây là loại linh kiện cơ khí được sản xuất từ các vật liệu như thép cường độ cao hoặc thép không gỉ (inox) với mục đích liên kết các vật tư khác lại với nhau nhờ sự phối hợp cùng các đai ốc phù hợp.
Bạn có biết bu lông lục giác chìm là gì?
Bu lông lục giác chìm được chia thành 5 loại khác nhau, cụ thể là:
Loại bu lông này được sản xuất dựa theo tiêu chuẩn DIN 7991, đạt cấp bền lần lượt là 8.8 và 10.9 và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, chủ yếu là trong quá trình lắp ghép đồ gỗ nội thất.
Sở dĩ như vậy là vì loại bu lông này có thể bắn được vào gỗ nhờ có bề mặt bằng bao tròn xung quanh. Không chỉ nâng cao hiệu quả công việc mà bu lông lục giác chìm đầu bằng còn giúp đem lại tính thẩm mỹ cao và sự sang trọng cho các sản phẩm gỗ thay vì dùng các loại bu lông khác.
Bu lông lục giác chìm đầu cầu hay bu lông lục giác chìm đầu tròn được làm theo tiêu chuẩn DIN 7380 với cấp bền 4.6 và 8.8. Loại bu lông này làm bằng các chất liệu inox khác nhau, với những cấp bền khác nhau sẽ sử dụng lớp mạ khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện chịu tải. Nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: Lắp ráp máy móc, ngành công nghiệp chế tạo, xây dựng thi công các công trình quy mô lớn,…
Bu lông lục giác chìm đầu tròn
Loại bu lông này có phần đầu trụ được dập lục giác chìm với độ sâu theo tiêu chuẩn, các cấp bền lần lượt là 8.8, 10.9, 12.9. Kích thước bu lông lục giác chìm đầu trụ dao động từ M3 cho tới M30.
Do đó, chúng được dùng trong các ngành lắp ráp thiết bị máy móc cơ khí, thiết bị điện điện tử, hệ thống khung nhôm cửa kính,… nhờ khả năng chịu lực tốt, chống ăn mòn, đem lại tính thẩm mỹ cao mà vẫn không làm ảnh hưởng đến các hoạt động của những chi tiết xung quanh.
Bu lông lục giác chìm đầu trụ có cấu tạo chắc chắn, bền bỉ
Bu lông lục giác chìm không đầu hay còn có một tên gọi khác là vít trí đầu lục giác chìm. Đây là mẫu sản phẩm được ứng dụng rất phổ biến trong các ngành cơ khí chế tạo, lắp ráp các chi tiết máy móc, thiết bị…
Dựa theo tiêu chí hình dạng, kích thước và vật liệu sản xuất thì vít trí được phân thành các loại như sau: Vít trí lục giác chìm đầu lõm, đầu nhọn, đầu bằng, đầu nhọn,...
Bulong lục giác chìm đầu dù là loại bulong có phần lục giác được tích hợp chìm vào bên trong dựa theo một tiêu chuẩn nhất định. Ưu điểm của loại bulong này là đảm bảo được tính thẩm mỹ cao cho các mối nối mà khả năng liên kết vẫn được đảm bảo chắc chắn nhất. Hầu hết các mẫu bulong loại này đều được chế tạo từ vật liệu inox cao cấp hoặc thép cấp bền 4.6, 5.6, 6.8, 8.8 và 10.9.
Bu lông lục giác chìm được người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng bởi nó sở hữu những đặc điểm nổi bật như sau:
Bu lông lục giác chìm inox
Mỗi một loại bu lông lục giác chìm khác nhau sẽ có kích thước tiêu chuẩn khác nhau. Dưới đây là bảng tra bu lông lục giác chìm tiêu chuẩn mà bạn có thể tham khảo trước khi sử dụng:
*Ký hiệu thông số bu lông lục giác chìm:
Bảng kích thước tiêu chuẩn của bu lông lục giác chìm đầu trụ
Bảng kích thước tiêu chuẩn của bu lông lục giác chìm đầu tròn
Bảng kích thước tiêu chuẩn của bu lông lục giác chìm đầu bằng
Bu lông lục giác chìm được khách hàng tin tưởng lựa chọn bởi có tính ứng dụng cao trong nhiều ngành nghề của cuộc sống hiện nay. Với khả năng chống ăn mòn, chịu lực tuyệt vời cùng với tính thẩm mỹ cao loại bu lông này thường xuất hiện trong:
+ Lĩnh vực công nghiệp cơ khí, sản xuất và chế tạo
+ Ngành công nghiệp lắp ráp chế tạo sửa chữa ô tô, xe máy
+ Ngành công nghiệp hóa chất
+ Ngành xây dựng cầu đường bộ, đường sắt
+ Lắp ráp chế tạo các loại thiết bị máy móc công nghiệp
+ Lĩnh vực công nghiệp sản xuất, chế biến gỗ
Bu lông lục giác chìm được ứng dụng trong lĩnh vực lắp ráp ô tô
Bài viết trên của chúng tôi vừa mang lại những thông tin hữu ích cho bạn về kích thước tiêu chuẩn bu lông lục giác chìm cũng như những thông tin liên quan khác. Hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm phần nào về loại linh kiện này để có định hướng và lựa chọn bu lông phù hợp cho các công trình làm việc của mình.
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào mong muốn được hỗ trợ giải đáp thì hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này để được nhân viên của chúng tôi hỗ trợ giải đáp kịp thời nhất nhé!
Chia sẻ nhận xét của bạn về Bu lông lục giác chìm là gì? Phân loại, đặc điểm & ứng dụng